Tình yêu biển đảo của người dân Lý Sơn

0
69

Với diện tích khoảng 10km, tổng chiều dài đường bờ biển trên 25km, Lý Sơn nổi tiếng là hòn đảo xinh đẹp với những nét tự nhiên hoang sơ, giàu tiềm năng du lịch, kinh tế. Lý Sơn còn được biết đến bởi tinh thần bám biển kiên cường,bất khuất của ngư dân. Tình yêu biển đảo của người dân Lý Sơn góp phần lớn trong việc khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam qua nhiều thế kỷ.

Tàu cá của ngư dân Lý Sơn
Tàu cá của ngư dân Lý Sơn

Huyện đảo Lý Sơn gồm 2 đảo nằm cách nhau khoảng 1,67 hải lý là đảo Lớn còn gọi là Cù Lao Ré thuộc địa phận xã An Vĩnh và An Hải và đảo nhỏ còn gọi là Cù Lao Bờ Bãi thuộc địa phận xã An Bình, ở phía đông đảo lớn còn có hòn Mù Cu. Địa hình Lý Sơn qua thời gian dài được thiên nhiên tôn tạo hình thành nên nhiều di tích như núi Thới Lới, Hòn Tai, Hòn Sỏi, núi lửa Giếng Tiền, Hòn Vung hay Chùa Hang, hang Câu, cổng Tò Vò rất đẹp… Tuy là một đảo nhỏ nhưng Lý Sơn có vị trí quan trọng về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh Quảng Ngãi và cả nước. Cư dân ở huyện đảo này là người Việt đã định cư và tạo lập được nhiều di sản văn hóa quý báu. Đến nay, nhiều nét văn hóa vật thể và phi vật thể vẫn còn tòn tại tạo nên nét đặc sắc cho Lý Sơn. Lý Sơn còn nổi tiếng bởi đây là quê hương của Đội Hùng binh Hoàng Sa – một trong những minh chứng hùng hồn cho tinh thần bảo vệ chủ quyền biển đảo của con cháu nước Nam.

Tin HOT:   Chi Pu rạng ngời tận tay trao cờ Tổ quốc cho ngư dân

Từ bao đời nay, người dân đảo Lý Sơn gắn chặt mình với nghề đánh cá và trồng hành, tỏi – là sinh hoạt kinh tế đặc thù của huyện đảo, giúp nguời dân có đời sống ổn định. Đánh bắt thủy hải sản được coi là ngành nghề chính của ngư dân Lý Sơn. Phần lớn ngư dân trên đảo thường xuyên đánh bắt ở ngư trường quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngoài việc đem về nguồn lợi thủy sản, những người ngư dân nơi đây còn góp phần bảo vệ chủ quyền an ninh, biên giới biển đảo.

Tinh thần yêu biển, kiên cường bám biển của bà con ngư dân được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Ông Lê Khởi sinh ra và lớn lên tại Lý Sơn, đã gắn bó với nghề đi biển từ thưở bé. Tình yêu biển, đảo cuồn cuộn chảy trong ông một cách tự nhiên, không gi có thể ngăn được. Trong những năm đi biển, ông đã nhiều lần bị tàu lạ nước ngoài xâm hại, lấy hết tài sản trên tàu. Đặc biệt, năm 2007, ông bị tàu nước ngoài bắt giữ 3 tháng, yêu cầu bỏ tiền chuộc. Tuy nhiên ông đã kiên cường chốngđối với chúng bằng việc tuyệt thực hai ngày mới được thả ra. Đến nay ông vẫn kiên cường ra khơi, bám biển. Tiếp nối truyền thống và nghiệp biển của cha ông, hàng trăm chàng trai tuổi mười tám đôi mươi ở Lý Sơn hôm nay ngày đêm hiện diện trên vùng biển Trường Sa, Hoàng Sa đế bảo vệ ngư trường truyền thống và khẳng định chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Năm 2013, khi đang đánh bắt ở vùng biển truyền thống Hoàng Sa, tàu cá của anh Bùi Văn Phải ở xã An Hải, huyện Lý Sơn bị tàu lạ cùa nước ngoài bắn cháy cabin, thiệt hại nặng nề. Anh Phải đã dũng cảm kêu gọi anh em trên tàu dập lửa cứu tàu. Trong ngọn lửa dữ dội, thuyền trưởng Bùi Văn Phải đã lấy lá cờ Tổ quốc trên nóc cabin quấn vào ngực mình để lá cờ không bị cháy. Được trợ cứu kịp thời, ngay khi tàu cập bến, anh cùng anh em ngư dân sửa chữa tàu và lại sớm trở lại với biển. Trước những hành động của mình, anh đã được Trung ương Đoàn TNCSHồ Chí Minh trao tặng Huy hiệu tuổi trẻ dũng cảm. Bám biển để phát triển kinh tế,để giữ biển đảo đang được thế hệ trẻ như anh Bùi Văn Phải tiếp nối và phát huy. Họ chính là những cột mốc vững chắc khẳng định chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Tin HOT:   LĐLĐ Lý Sơn hỗ trợ tiền cho ngư dân bị nạn, tử vong trên biển

Gắn bó với nghề biển bao đời nay nhưng ngư dân Lý Sơn còn gặp nhiềukhó khăn trong những chuyến ra khơi dài ngày, hiệu quả kinh tế không cao vì cácngư dân thường đánh bắt đơn lẻ, không có tổ chức hay kế hoạch cụ thể. Cũngchính vì vậy mà mỗi khi tàu cá gặp nạn trên biển, họ gặp nhiều vất vả trong ứng biến, xử lý. Trước tình hình đó, năm 2011, Tổnq liên đoàn lao động Việt Nam,UBND tỉnh Quảng Ngãi đã triển khai thực hiện thí điểm Mô hình Nghiệp đoàn nghề cá đầu tiên tại huyện Lý Sơn. Nghiệp đoàn nghề cá xã An Hải ra đời đã góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cùa ngư dân, được ngư dân ủng hộ nhiệt tình. Nghiệp đoàn hoạt động dựa trên quy chế được ban hành, ngư dân không còn hoạt động riêng lẻ mà tổ chức thành các tổ, thống nhất thành một khối tương trự giúp đỡ nhau trong quá trình đánh bắt, cứu chữa tàu gặp nạn khi bị thiên tai, cướp,…Từ khi thành lập đến nay, đã có hàng chục trường hợp tàu cá trong và ngoài tỉnh bị nạn đã được nghiệp đoàn cứu hộ. Tình trạng mất cắp tài sản trên tàu cũng giảm nhiều, mối quan hệ giữa chủ tàu và ngư dân thêm phần thắt chặt. Ngoài ra, Nghiệp đoàn còn có những chính sách hỗ trợ, giúp đỡ ngư dân phát triển kinh tế, ổn định đời sống; là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước, cácđơn vị với ngư dân; là nơi tuyên truyền, vận động ngư dân về đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và Luật Biển quốc tế, giúp ngư dân hiểu vàchấp hành tốt. Từ đấy ngư dân thêm phần an tâm khi đánh bắt xa bờ. Nghiệp đoàn đã trử thành mái nhà thứ hai của ngư dân Lý Sơn, phát huy được tinh thần bám biền của ngư dân, góp phần vào công cuộc bảo vệ TrườngSa, Hoàng Sa.

Tin HOT:   Hai ông lão thầm lặng nhặt rác trên đảo Bé

Từ mô hình đầu tiên này, đến nay, tỉnh Quảng Ngãi đã có 10 nghiệp đoàn với 4.300 đoàn viên tham gia. Sự ra đời của các nghiệp đoàn nghề cá có ý nghĩa lớn, trở thành người bạn đồng hành của ngư dân, giúp bà cọn vững tin và yên tâm bám biển.

CTV Trúc Nhật

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here