Tin đăng lại: 12 Tháng Mười Hai, 2015 @ 4:45 sáng
Xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch là một trong những địa phương có hàng trăm tráng đinh tiếp nối nhau tham gia đội Hoàng Sa, đội Bắc Hải đi trấn giữ biển đảo thiêng của Tổ quốc.
Thời gian trên đảo Lý Sơn, khoảng khắc lắng đọng nơi Bảo tàng Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải, chúng tôi mới thấy rõ hơn mối liên hệ mật thiết, thiêng liêng giữa Quảng Bình, Quảng Ngãi trong hành trình xác lập và bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc…
Chúng tôi xin ngược trở lại quá khứ của gần 400 năm trước, vào đầu thế kỷ XVII, khi Chúa Nguyễn bắt đầu tổ chức đội Hoàng Sa, Bắc Hải đi trấn giữ biển Đông, xác lập chủ quyền biển đảo Tổ quốc. Theo các nguồn sử liệu, ban đầu đội Hoàng Sa chỉ là lực lượng bán quân sự.
![]() |
Đường về Cảnh Dương |
Trong quá trình hoạt động, do yêu cầu bảo vệ chủ quyền biển đảo mà đội thủy binh Hoàng Sa vì thế cũng cần mở rộng, tuyển dụng người am tường về sông nước, tổ chức, kỷ luật ngày càng chặt chẽ, chức năng quân sự càng tăng cường. Khởi đầu địa bàn hoạt động của đội Hoàng Sa là những đảo gần bờ biển nhất, rồi đến quần đảo Hoàng Sa… và sau đó mở rộng phạm vi hoạt động khắp các đảo san hô ở biển Đông.
Do kiêm quản đội Bắc Hải, nên đội Hoàng Sa là đầu mối thâu tóm mọi hoạt động trong phạm vi rất rộng: khắp các đảo biển Đông chạy dài ngoài khơi dọc các tỉnh miền Trung bộ Việt Nam, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, từ phía tây nam đảo Hải Nam xuống tới vùng Trường Sa hiện nay…
Điều này khẳng định trong Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn: “Họ Nguyễn lại đặt đội Bắc Hải, không định bao nhiêu suất, hoặc người thôn Tứ Chính ở Bình Thuận, hoặc người xã Cảnh Dương, ai tình nguyện đi thì cấp giấy sai đi, miễn cho tiền sưu cùng các tiền tuần đò, cho đi thuyền câu nhỏ ra các xứ Bắc Hải, cù lao Côn Lôn và các đảo ở Hà Tiên tìm lượm vật của tàu và các thứ đồi mồi, hải ba, bào ngư, hải sâm, cũng sai cai đội Hoàng Sa kiêm quản”.
Nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa của đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải được chuyên biệt, nâng lên tầm cao mới dưới thời Tây Sơn, nhà Nguyễn. Vào năm 1816, vua Gia Long đã tiến hành nhiều biện pháp quyết liệt nhằm khẳng định và bảo vệ chủ quyền vương triều Nguyễn ở Hoàng Sa, Trường Sa.
Dưới thời vua Gia Long, đội Hoàng Sa, đội Bắc Hải trực thuộc lực lượng thủy quân hùng mạnh của triều đình. Hoàng đế Minh Mệnh lên ngôi năm 1820, trong hai thập kỷ trị vì, kế thừa tư tưởng của vua Gia Long và ý thức được vị thế quan trọng của biển đảo trong việc phòng thủ, bảo vệ chủ quyền, ông đã thực thi nhiều chính sách bài bản và nhất quán về biển đảo.
Lực lượng mà vua Minh Mạng đưa ra làm nhiệm vụ ở Hoàng Sa và Trường Sa bao gồm là các đội thủy quân, vệ giám thành, biền binh, binh đinh và dân phu… Biện pháp thực thi chủ quyền và quản lý vùng biển hải đảo Hoàng Sa và Trường Sa của vua Minh Mạng khá toàn diện, tương đối chặt chẽ, từ xây dựng hệ thống bản đồ, lập bia cắm mốc đến thường xuyên cử đội thuyền ra các đảo…“Nghệ nhân làng” Phạm Ngọc Thức, người lưu giữ lịch sử làng Cảnh Dương qua những lời ru nơi chân sóng.
Xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) là một trong những địa phương có hàng trăm tráng đinh tiếp nối nhau tham gia đội Hoàng Sa, đội Bắc Hải đi trấn giữ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Làng biển Cảnh Dương xưa kia nổi tiếng là làng văn vật trong “Bát danh hương” của Quảng Bình.
Một chi tiết khá thú vị mà chúng tôi không thể không liên hệ tới, đó là hệ thống kết cấu nhà ở, đường giao thông giữa đảo Lý Sơn và làng biển Cảnh Dương giống nhau đến kỳ lạ. Đường sá ở hai nơi này đều hẹp, đan nhau theo ô bàn cờ giống ma trận. Nhà xây cấp bốn kiên cố nhưng mái thấp, đặc biệt được che chắn sau những bức tường san hô chạy dài, vững chắc…
Trở lại làng biển Cảnh Dương “nơi đầu sóng ngọn gió”, chúng tôi đến thăm đình làng Cảnh Dương, nơi thờ kính các vị tiền hiền khai khẩn của làng… Lại đi thăm Ngư Linh miếu, nơi thờ phụng cá Ông, cá Bà, những “linh ngư”, “thần ngư”- cá voi mà người làng biển luôn thành kính, tôn thờ… Người dẫn đường cho chúng tôi bảo rằng, đất Cảnh Dương có bề dày lịch sử, biển Cảnh Dương hiền lành, bao dung, người Cảnh Dương cần cù trong lao động, dũng cảm trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
Ngày xưa, lớp lớp tráng đinh của làng tham gia đội hùng binh Hoàng Sa, Bắc Hải ra trấn giữ biển Đông. Trong kháng chiến chống Pháp nổi danh “làng chiến đấu kiểu mẫu”. Trong chống Mỹ cứu nước, hàng trăm thanh niên Cảnh Dương tham gia các đoàn thuyền vận tải cảm tử chở vũ khí vào Nam…
Theo các lão ngư ở Cảnh Dương, trong suốt mấy trăm năm từ thời Chúa Nguyễn, thời Tây Sơn cho đến nhà Nguyễn, năm nào cũng có tráng đinh Cảnh Dương tham gia đội Hoàng Sa, Bắc Hải. Tuy nhiên, thế hệ sau này ít ai nhớ được. Trải qua mấy trăm năm thăng trầm, biến thiên của lịch sử, hậu duệ của họ phân ly, tứ tán khắp trong Nam ngoài Bắc. Ngay như các cụ Trương Thưng, Phạm Tư Được, có tổ tông thủy quân đội Bắc Hải, là những người biết nhiều nhất về các thế hệ cha ông tham gia đội thủy binh trấn giữ Hoàng Sa, Trường Sa, cũng đã khuất núi từ lâu.
Ở Cảnh Dương dòng họ có người tham gia đội Bắc Hải nhiều nhất là họ Phạm giống như dòng họ Phạm ở đảo Lý Sơn chiếm số đông trong đội Hoàng Sa. Nhưng hậu duệ dòng họ Phạm tham gia đội Bắc Hải chúng tôi biết là ông Phạm Lý Cảnh, con cụ Phạm Lý Trọng có ông nội, ông cố đều là thủy binh đội Hoàng Sa, đội Bắc Hải.
Ngày ở bên bờ biển Cảnh Dương, chúng tôi ngồi uống trà với “nghệ nhân làng” Phạm Ngọc Thức. Ông Thức sinh năm 1935, một trong hậu duệ ít ỏi của dòng họ Phạm thủy quân Bắc Hải nay còn ở Cảnh Dương. Trong cái nồng nàn của biển mặn, trong quá khứ hiển hách của tiền nhân lại thấy mình quá nhỏ bé-ông Thức chép miệng bảo vậy. Để không phụ lòng liệt tổ, liệt tông, mấy chục năm nay, “nghệ nhân làng” Phạm Ngọc Thức chuyên sưu tầm, lưu giữ sử làng theo cách riêng mình.
![]() |
“Nghệ nhân làng” Phạm Ngọc Thức, người lưu giữ lịch sử làng Cảnh Dương qua những lời ru nơi chân sóng |
Xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) là một trong những địa phương có hàng trăm tráng đinh tiếp nối nhau tham gia đội Hoàng Sa, đội Bắc Hải đi trấn giữ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Làng biển Cảnh Dương xưa kia nổi tiếng là làng văn vật trong “Bát danh hương” của Quảng Bình.
Một chi tiết khá thú vị mà chúng tôi không thể không liên hệ tới, đó là hệ thống kết cấu nhà ở, đường giao thông giữa đảo Lý Sơn và làng biển Cảnh Dương giống nhau đến kỳ lạ. Đường sá ở hai nơi này đều hẹp, đan nhau theo ô bàn cờ giống ma trận. Nhà xây cấp bốn kiên cố nhưng mái thấp, đặc biệt được che chắn sau những bức tường san hô chạy dài, vững chắc…
Trở lại làng biển Cảnh Dương “nơi đầu sóng ngọn gió”, chúng tôi đến thăm đình làng Cảnh Dương, nơi thờ kính các vị tiền hiền khai khẩn của làng… Lại đi thăm Ngư Linh miếu, nơi thờ phụng cá Ông, cá Bà, những “linh ngư”, “thần ngư”- cá voi mà người làng biển luôn thành kính, tôn thờ… Người dẫn đường cho chúng tôi bảo rằng, đất Cảnh Dương có bề dày lịch sử, biển Cảnh Dương hiền lành, bao dung, người Cảnh Dương cần cù trong lao động, dũng cảm trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
Ngày xưa, lớp lớp tráng đinh của làng tham gia đội hùng binh Hoàng Sa, Bắc Hải ra trấn giữ biển Đông. Trong kháng chiến chống Pháp nổi danh “làng chiến đấu kiểu mẫu”. Trong chống Mỹ cứu nước, hàng trăm thanh niên Cảnh Dương tham gia các đoàn thuyền vận tải cảm tử chở vũ khí vào Nam…
Theo các lão ngư ở Cảnh Dương, trong suốt mấy trăm năm từ thời Chúa Nguyễn, thời Tây Sơn cho đến nhà Nguyễn, năm nào cũng có tráng đinh Cảnh Dương tham gia đội Hoàng Sa, Bắc Hải. Tuy nhiên, thế hệ sau này ít ai nhớ được. Trải qua mấy trăm năm thăng trầm, biến thiên của lịch sử, hậu duệ của họ phân ly, tứ tán khắp trong Nam ngoài Bắc. Ngay như các cụ Trương Thưng, Phạm Tư Được, có tổ tông thủy quân đội Bắc Hải, là những người biết nhiều nhất về các thế hệ cha ông tham gia đội thủy binh trấn giữ Hoàng Sa, Trường Sa, cũng đã khuất núi từ lâu.
Ở Cảnh Dương dòng họ có người tham gia đội Bắc Hải nhiều nhất là họ Phạm giống như dòng họ Phạm ở đảo Lý Sơn chiếm số đông trong đội Hoàng Sa. Nhưng hậu duệ dòng họ Phạm tham gia đội Bắc Hải chúng tôi biết là ông Phạm Lý Cảnh, con cụ Phạm Lý Trọng có ông nội, ông cố đều là thủy binh đội Hoàng Sa, đội Bắc Hải.
Ngày ở bên bờ biển Cảnh Dương, chúng tôi ngồi uống trà với “nghệ nhân làng” Phạm Ngọc Thức. Ông Thức sinh năm 1935, một trong hậu duệ ít ỏi của dòng họ Phạm thủy quân Bắc Hải nay còn ở Cảnh Dương. Trong cái nồng nàn của biển mặn, trong quá khứ hiển hách của tiền nhân lại thấy mình quá nhỏ bé-ông Thức chép miệng bảo vậy. Để không phụ lòng liệt tổ, liệt tông, mấy chục năm nay, “nghệ nhân làng” Phạm Ngọc Thức chuyên sưu tầm, lưu giữ sử làng theo cách riêng mình.
![]() |
Đội tàu đánh bắt xa bờ của Cảnh Dương |
Thông qua những điệu hò, lời ru nơi chân sóng có từ ngàn đời nay mà khắc họa rõ chân dung người Cảnh Dương “ăn sóng nói gió” đạp bằng biển Đông, vừa tổ chức đánh bắt, khai thác thủy sản làm giàu cho mình, cho quê hương, vừa chung tay bảo vệ toàn vẹn biển đảo Tổ quốc. “Biết thế để lưu giữ và truyền lại cho hậu thế, chứ mấy ai trẻ trai thời nay biết rõ mấy trăm năm trước cha ông tham gia đội thủy binh ra trấn giữ Hoàng Sa, Trường Sa, bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc”- Ông Thức chia sẻ.
Chủ tịch UBND xã Cảnh Dương Phạm Đình Tiến không giấu hết niềm tự hào khi nhắc đến thế hệ tiền nhân trong làng xưa kia tham gia đội Hoàng Sa, đội Bắc Hải đi canh giữ biển trời. “Và hành trình giữ gìn biển đảo Tổ quốc vẫn đang được chúng tôi tiếp nối”- ông Tiến khẳng định. Trước sự ngạc nhiên của chúng tôi, ông giải thích ngọn ngành: “Với lợi thế về sông nước, 70% dân số xã Cảnh Dương sống bằng nghề khai thác thủy hải sản. Toàn xã có trên 400 tàu, thuyền các loại tập hợp trong 10 tổ hợp tác và 26 tổ đoàn kết thu hút hơn 2.000 lao động nghề cá.
Đặc biệt có 92 tàu đánh bắt xa bờ công suất lớn chuyên khai thác tại ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa. Như ngày xưa cha ông chúng tôi tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo, lực lượng lao động trên 92 tàu này trở thành những “người lính” vừa chắc tay lưới, vừa sẵn sàng làm thất bại mọi âm mưu của các thế lực thù địch vi phạm lãnh hải, lãnh thổ Tổ quốc thân yêu”.
Làng biển Cảnh Dương, ráng chiều phủ xuống biển sao giống trời chiều Lý Sơn. Chúng tôi đặt bàn chân sâu vào trong cát trắng thả bộ dọc biển, nghe đâu đó trong chân sóng vọng về lời ca: “Ân đức dựng xây miền đảo Lý. Nghĩa tình bồi đắp dải Hoàng Sa”.