Có một hòn đảo bất tử mang tên Lý Sơn giữa biển Đông

0
132

Lý Sơn luôn là hồn thiêng của dân tộc, là cốt nhục của đất Mẹ Việt Nam anh hùng và là bát cơm manh áo hằng ngày của hàng ngàn người Lý Sơn tự bao đời cũng càng thấy tự hào hơn về khí phách, ý chí “vươn biển khơi, xây khát vọng lớn”, biến mỗi con tàu thành “cột mốc” trên biển khẳng định chủ quyền biên cương Tổ quốc dân tộc Việt Nam.
hon-dao-bat-tu-ly-son
Hoàng Sa không xa…

Những cuộc chiến đã lùi xa, nhiều lớp người đã qua đi; thế nhưng những kí ức sâu lắng trong mỗi người dân nơi đây luôn hiển hiện trong tâm thức của mỗi người. Vẫn còn đó nỗi “ám ảnh” về những cơn thịnh nộ kinh hoàng, khiếp sợ, gieo giắc nỗi đau khôn nguôi trong lòng những người ở lại, để lại những bóng dáng người mẹ, người vợ ngày ngày sống đời goá phụ, mãi mãi bị tước đi thiên chức làm cha, làm mẹ,…

Với những ngư dân Lý Sơn, nơi đầu sóng ngọn gió, có khó khăn gian khổ nào mà không từng kinh qua nên họ luôn luôn thủ thỉ dặn nhau bằng niềm tin, bằng sức sống bền bỉ như một thời cha ông họ đã từng sống, từng làm, từng hành động để đời luôn nở nụ cười cho ngày mới. Họ đã nguyện xung phong lao mình ra Hoàng Sa để cắm mốc chủ quyền dân tộc. Nhiều thanh niên trai tráng xứ đảo mong sao được một ngày đặt chân ra Hoàng Sa để ngắm nhìn biển trời Tổ quốc Việt Nam giữa sóng nước Biển Đông. Còn những “hòn vọng phu” thì chỉ có chung một ước ao lớn lao là đươc đến với Hoàng Sa để thắp lên một nắn hương cho anh linh những bậc tiền nhân phù hộ độ trì cho con cháu.

Biển đã từng “cướp đi” những người chồng và người con trai trên mảnh đất này thì những người vợ, người mẹ vẫn cố gắng chăm sóc cho những đứa con của họ, gieo ước vọng vào ngày mai tương sáng. Và sự thật, cuộc sống đang dần ổn định đối với những người phụ nữ nơi đây, đâu đấy lại có những tiếng cười đùa của trẻ thơ mỗi lúc tan trường.

Tin HOT:   Bốn người ôm can nhựa trôi suốt 6 giờ trên biển

Nhiều người dân đã nói bằng cả tiếng lòng cũng như là khát vọng tự bao đời nay vẫn kiên trì bám biển Hoàng Sa của lớp lớp ngư dân làng chài nơi đây vẫn ngày đêm cưỡi sóng ra Hoàng Sa bám biển mưu sinh, nuôi khát vọng lớn. Những thân già còn lo xa hơn cho tương lai con em của mình sẽ thất học, tương lại các em sẽ đi về đâu khi đất nước mà loạn lạc.

Những chiếc thuyền lại ra khơi, cuộc sống vẫn tiếp diễn, và những người phụ nữ này vẫn tiếp tục những công việc đời thường để gieo cho đời những mầm xanh trên mảnh đất tình người này. Trong họ, Hoàng Sa như quê hương thứ 2 sinh ra họ. Nhờ có Hoàng Sa mà họ mới có cuộc sống ấm no, hạnh phúc như hôm nay. Nếu có cơ hội, họ vẫn vẫn muốn ra giữ đảo.

Với họ Hoàng Sa như là máu thịt, là đất mẹ thiêng liêng của Tổ quốc, nơi đầu sóng ngọn gió kiên cường. Ở đó là máu thịt của bao thế hệ lớp lớp tiền nhân vẫn bám biển mưu sinh nên cho dù có chết họ cũng nhất quyết không chịu bỏ, không chùn chân. Và mãi mãi ngàn đời sau, bao thế hệ con cháu vẫn sẽ ngày qua ngày đạp sóng biển đến Hoàng Sa nên chẳng có lý do gì mà sợ. Cứ thế cứ đi nuôi khát vọng lớn… mang trong mình niềm tin sắc son.

Đi Hoàng Sa bây chừ không mất nhiều thời gian như tổ tiên họ thuở ba bốn trăm năm trước. Những chiếc ghe bầu độc mộc chèo tay đơn sơ giờ đã được thay bằng tàu đánh bắt xa bờ công suất lớn với đầy đủ trang thiết bị, tiện nghị có thể vươn xa đến những hòn đảo nhỏ của quần đảo Hoàng Sa. Người Lý Sơn có thể tự hào về nghề biển nên hơn ai hết họ biết rõ từng dặm biển, thông thuộc từng nguồn lạch ở ngoài biển khơi. Tuy nhiên, ngư dân Lý Sơn bây giờ không những đối diện với “bão thiên” mà nay lại thêm “bão nhân”.

Tin HOT:   Siết chặt hoạt động vận tải khách tuyến đường thủy Lý Sơn

Dẫu vậy sự hiện diện của các ngư dân Lý Sơn trên biển Đông hôm nay như minh chứng cho sức sống, sự vươn mình của họ qua tram cuộc “bể dâu”. Đó là những cột mốc ung dung khẳng định chủ quyển biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam. Sẽ càng thấy yêu hơn, tự hào về hòn đảo thiêng của Tổ quốc Việt Nam thấm đẫm biết bao xương máu của lớp tiền nhân bao đời quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, bám biển, bám ngư trường.

Ngày qua đi, nhưng tâm thế vẫn còn đó, những người con nơi đây vẫn luôn khắc ghi đau đáu tình yêu với Hoàng Sa thân yêu. Họ không thể nào quên Hoàng Sa. Không đi biển họ sẽ nhớ lắm. Họ cũng như những Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải năm xưa từng giong thuyền ra Hoàng Sa cắm những cột mốc sống, khẳng định chủ quyền dân tộc. Và nay họ cũng như những ngọn hải đăng sống lấp lánh ngoài biển Đông.

Lý Sơn – đất Mẹ ân tình

Lý Sơn – đất mẹ – nơi mỗi cành cây, ngọn cỏ, con đường, lời ăn, tiếng nói, cử chỉ, hành động,… đều mang “hình của nước” rất ban sơ, chân chất, hiền hậu và thấm đẫm máu và nước mắt của biết lớp tiền nhân để “đánh đổi” hai chữ hòa bình như hôm nay.

Giáo dục truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa”, lòng tự hào biển đảo từ thực tế sẽ giúp hiểu sâu hơn về quá khứ anh hùng, truyền thống đấu tranh ngoan cường của dân tộc trên từng “tấc đất tấc vàng” của miền đất biển đảo tiền tiêu của đất nước. Đặc biệt, cần ươm mầm giới trẻ, những người cầm trịch vận mệnh đất nước sau này. Thực hiện được như vậy như là cách thế hệ hôm nay tưởng nhớ và tri ân anh linh của cha ông đã ngã xuống vì sự bình yên của quê hương.

Tin HOT:   Mang 'cửa hàng 0 đồng' đến với bà con nghèo huyện đảo

hon-dao-bat-tu-ly-son-1

Từ trong tang thương, Lý Sơn sẽ được “hồi sinh” ngay trên “tọa độ chết” năm xưa oai hùng, tạo nên một sinh khí, sức sống mới trong thời đại mới. Đó như là cách để chúng em truyền lửa từ khí phách, thái độ, ý thức trong từng mảnh đất hồn thiếng song núi của những hùng binh Hoàng Sa cho thế hệ trẻ hôm nay vững tâm vượt trùng dương đi xây khát vọng lớn với tinh thần “tất cả cho Tổ quốc quyết sinh!”.

“Để thực hiện được “sứ mệnh”, không phải dừng lại những bài giảng với mớ lý thuyết khô khan, nhàm chán; mà gắn với thực tiễn bằng việc dạy học từ những “lý thuyết sống”, trong đó có việc bảo vệ, khẳng định chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã được xác lập từ 400 năm trước dưới triều Nguyễn bởi những đội hùng binh kiên trung năm xưa.” – Ông Trần Văn Thuận, Hội Chữ thập đỏ huyện Lý Sơn nhấn mạnh.

Và thực tế cho thấy, công tác định hướng, giáo dục của ta đang đi đúng hướng. Đơn cử như những hành động, việc làm thiết thực của tuổi trẻ những ngày qua. Lễ khánh thành cột cờ Tổ quốc trên đỉnh núi Thới Lới của tuổi trẻ Việt Nam như minh chứng một điều thiêng liêng, tự hào về tinh thần, khi thế Tuổi trẻ Việt Nam luôn hướng về biển đảo.

Một ngày mới lại đến trên hòn đảo thiêng Lý Sơn biển lặng, nắng vàng, trời xanh. Lá Quốc kỳ nền đỏ sao vàng can trường từng “vào sinh, ra tử”, mang dáng hình đất nước vẫn tung bay phất phới giữa bầu trời bình yên. Những con tàu ngư dân vẫn ngày đêm lặng lẽ vượt sóng gió băng băng đến với Hoàng Sa.

Lý Sơn vẫn đó, hồn sông núi, “địa chỉ đỏ” trong lòng đất Việt…

Hà Kiều

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here