Suy kiệt nặng nguồn nước ngầm, “rào cản” để Lý Sơn phát triển du lịch xứng tầm

0
57

Trước nhu cầu lấy nước trồng hành tỏi, phục vụ kinh doanh du lịch… nên nguồn nước ngọt ngầm của Lý Sơn hiện bị khai thác quá mức, dẫn đến sụt giảm xuống từ 10-12m so với trước đó.

Tình trạng này đã trở thành một trong những “rào cản” cần giải quyết, khi tăng tốc phát triển du lịch Lý Sơn xứng tầm với tiềm năng đang có.

Những năm gần đây cùng với du lịch đang phát triển tăng tốc, việc tăng vụ trồng hành tỏi được ví là 2 loại “vàng” trắng, tím của người dây Lý Sơn là những nguyên nhân chính dẫn đến việc khai thác quá mức nguồn nước ngọt ngầm ở đảo này.

Dù đã áp dụng hình thức béc phun thay dùng vòi nhựa để tiết kiệm, nhưng sự tăng vụ trồng hành tỏi nên nhu cầu khai thác, sử dụng nước vẫn tăng cao làm nguồn nước ngầm cạn kiệt.
Dù đã áp dụng hình thức béc phun thay dùng vòi nhựa để tiết kiệm, nhưng sự tăng vụ trồng hành tỏi nên nhu cầu khai thác, sử dụng nước vẫn tăng cao làm nguồn nước ngầm cạn kiệt.

Theo thống kê của chính quyền Lý Sơn, nếu như năm 2012, toàn huyện đảo chỉ có 546 giếng khoan và giếng đào, nay con số này đã tăng lên khoảng 2.200 giếng. Trong đó giếng đào khoảng 940 cái, số còn lại là giếng khoan thủ công và khoan máy.

Với toàn bộ số giếng trên, ước tính tổng trữ lượng khai thác nước thực tế khoảng 21.100m3/ngày, trong khi đó trữ lượng dự báo chỉ 15.700 m3/ngày.

Tình trạng khoan, đào giếng vô tội vạ lấy nước tưới cho cây trồng, phục vụ khách du lịch dẫn đến nguồn nước ngầm ở huyện đảo Lý Sơn đang suy kiệt mạnh, nạn xâm nhập mặn ngày càng tăng cao.

Qua kiểm tra và đánh giá mới nhất từ cơ quan chuyên môn tỉnh Quảng Ngãi, hiện nguồn nước ngầm ở Lý Sơn giảm từ 10m-12m so với trước, kéo theo là nạn xâm nhập mặn.

Tin HOT:   Lý Sơn: Nỗ lực giảm mức sinh
Một góc cánh đồng trồng hành tỏi, loại nông sản được ví là "vàng" của Lý Sơn.
Một góc cánh đồng trồng hành tỏi, loại nông sản được ví là “vàng” của Lý Sơn.

Cụ thể tính theo chiều từ dưới lên thì hiện ở độ sâu từ 25-38m hiện bị nhiễm mặn hoàn toàn; đối với khu vực đồi và núi Bazan thì độ sâu bị nhiễm mặn nằm ở khoảng 60-70m. Nơi bị nhiễm mặn nặng nhất là khu vực giữa của An Vĩnh (gần trung tâm cũ của UBND xã này).

Hoàng hôn về trên thắng cảnh Hang Câu.
Hoàng hôn về trên thắng cảnh Hang Câu.
Du khách quốc tế ra thăm quan đảo Lý Sơn.
Du khách quốc tế ra thăm quan đảo Lý Sơn.

Để giữ và hạn chế tình trạng khai thác quá mức nguồn nước ngọt ngầm trên đảo, đại diện chính quyền huyện Lý Sơn cho biết đã tham mưu và tỉnh ban hành quy định về việc đào, khoan giếng trên đảo.

Theo đó bất cứ tổ chức và cá nhân nào ở huyện Lý Sơn muốn đào, khoan giếng mới, đều phải làm đơn gửi cho cấp thẩm quyền tỉnh xin phép.

Toàn cảnh đảo Lớn (trung tâm) huyện Lý Sơn nhìn từ trên cao
Toàn cảnh đảo Lớn (trung tâm) huyện Lý Sơn nhìn từ trên cao

Trên cơ sở kiểm tra, xét duyệt tham mưu của Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) và các cấp ngành liên quan, chính quyền tỉnh Quảng Ngãi mới cho phép có được đào, khoan giếng hay không.

Trả lời PV Etime về giải pháp này, ông Đặng Tấn Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn thừa nhận: Đây chỉ là cách trước mắt và tạm thời để giữ nguồn nước ngọt ngầm cho đảo, về lâu dài huyện cũng đã kiến nghị tỉnh có giải pháp khác.

Đặc biệt là khi tỉnh Quảng Ngãi đang đề ra và hướng đến mục tiêu đưa du lịch Lý Sơn, phát triển lên tầm cao mới.

Nhiệt Băng

Tin HOT:   Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại huyện Lý Sơn